Đường Vành đai 3 – công trình trọng điểm Quốc gia, tuyến đường huyết mạch, trọng điểm, cơ yếu. Khi hoàn thành và đi vào vận hành, đường Vành đai 3 giúp kết nối giao thương 4 khu vực tỉnh Đồng Nai – TPHCM – Bình Dương – Long An từ đó giảm thiểu rất đáng kể chi phí vận tải, thời gian vận tải, là trọng điểm kinh tế toàn Miền Nam Việt Nam.
Vành Đai 3 đi qua bốn thành phố, huyện của thành phố Hồ Chí Minh và ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chia làm 8 dự án thành phần, mỗi tỉnh, thành thực hiện hai dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Với tổng mức đầu tư rất lớn, sau 9 tháng khởi công (tính từ tháng 7/2023), ở các dự án thành phần, tiến độ xây lắp cơ bản bám chắc tiến độ.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 57/2022.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 76,34km. Trong đó, đoạn tuyến qua địa phận TP. Hồ Chí Minh là 47,51km; tỉnh Đồng Nai là 11,26km; tỉnh Bình Dương là 10,76km; tỉnh Long An là 6,81km.
Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh có 2 dự án thành phần, gồm dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2.
Dự án thành phần 1 xây dựng đường Vành đai 3 gồm 2 đoạn:

– Đoạn 1 qua địa phận thành phố Thủ Đức; điểm đầu tiếp giáp cầu Nhơn Trạch, điểm cuối tiếp giáp nút giao Tân Vạn; chiều dài khoảng 14,73km;
– Đoạn 2 đi qua địa phận các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh; điểm đầu tiếp giáp cầu Bình Gởi, điểm cuối hết phạm vi cầu Kênh Thầy Thuốc; chiều dài khoảng 32,63km
– Tổng mức đầu tư được phê duyệt là 22.411,38 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp, thiết bị là 18.446,28 tỷ đồng.
Dự án thành phần 2 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 18.975,44 tỷ đồng.
Hai dự án thành phần này sử dụng ngân sách Trung ương (50%) và ngân sách TP. Hồ Chí Minh (50%).
Toàn tuyến Vành Đai 3 có 6 nút giao tại các vị trí gồm: nút giao với đường Bến Lức – Long Thành, giao với cao tốc Long Thành – Dầu Giây, nút giao Tân Vạn, nút giao Bình Chuẩn, nút giao tỉnh lộ 10, nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Ngày 23/04 vừa qua, Nút giao Tân Vạn trên Vành Đai 3 TP.HCM nối Bình Dương và các tỉnh Đông Nam Bộ trị giá hơn 1.800 tỉ đồng, được đánh giá là một trong những nút giao phức tạp nhất Việt Nam, đã được khởi công.
So sánh với nút giao Tân vạn, nút giao Vành Đai 3 kết nối Cao tốc Long Thành Dầu Giây tại TP. Thủ Đức có dự toán cao hơn và phức tạp không kém. Với thiết kế công bố một cầu vượt ngang và 4 nhánh rẽ để liên thông giữa hai tuyến đường, hình ảnh của nút giao này còn cập nhật các tuyến đường sắt nhẹ đi Đồng Nai trong bối cảnh sân bay Quốc tế Long Thành đang tăng tốc về đích theo tiến độ cam kết.
Khi hoàn thành Vành Đai 3 sẽ giúp kết nối giao thông thuận lợi và nhanh chóng hơn, các dự án BĐS sẽ được hưởng lợi lớn từ hạ tầng đồng bộ như: MT Eastmark City, Vinhomes Grand Park, Saigon Sports City, The GLobal City, Eaton Park, Akari City, lumiere boulevard, the gió riverside, a&t sky garden, peninsula, stown gateway, green square garden, the one world, eco retreat

Nút giao Vành Đai 3 kết nối Cao tốc Long Thành Dầu Giây thuộc phạm vi Gói thầu XL1: Xây dựng đường vành đai 3 đoạn qua thành phố Thủ Đức (từ Km12+200 đến Km14+950) trị giá gần 2.200 tỉ đồng do Liên danh 5 nhà thầu Bắc Trung Nam – Trung Chính – Cầu 75 – Định An – Hà Đô 1 đảm nhận thi công từ tháng 1-2024. Gói thầu XL1 có hợp đồng 1.018 ngày, hiện tại Liên danh nhà thầu đang tập trung xử lý nền đất yếu ở một số vị trí, khối lượng xây lắp đạt khoảng 0,5%., tuy nhiên hình dáng Nút giao Vành Đai 3 và Cao tốc Long Thành Dầu Giây đã lộ diện khá rõ nét, thậm chí Google Maps cũng đã cập nhật hình ảnh vệ tinh.


Dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2026, Vành Đai 3 TP.HCM được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển các vùng trọng điểm phía Nam, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại, chi phí logistics… mang lại lợi ích kinh tế to lớn, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước.